Tổng Quan Thị Trường Cà Phê Việt Nam

Thị trường cà phê đang ngày càng tăng trưởng theo tốc độ gia tăng dân số và sự thay đổi khẩu vị của người dân. Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu lớn trên thế giới, cũng như là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn nhất của các nước đang phát triển. Vậy thị trường cà phê và tình hình xuất/nhập khẩu cà phê trong những năm gần đây có sự thay đổi như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Giới thiệu tổng quan về thị trường cà phê Việt Nam và Thế Giới

Hiện nay, thị trường cà phê đang là một trong những thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Việc tiêu thụ cà phê ngày càng tăng cao nhờ vào sự phổ biến của văn hóa cà phê và sự phát triển của các quán cà phê, chuỗi cửa hàng cà phê.

Tuy nhiên, thị trường cafe cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là thay đổi khí hậu và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cà phê. Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối cà phê. Cuối cùng, việc giá cà phê biến động không ổn định là một vấn đề khó khăn cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Nơi trồng cà phê trên thế giới

Cà phê trên toàn thế giới hầu hết đều tập trung ở châu Á, châu Mỹ, và châu Phi. Arabica thường có tỉ lệ cafein thấp hơn Robusta (1.2% so với 2.2%) do các cây trồng ở độ cao cao hơn sẽ sản xuất ra lượng cafein ít hơn so với cây trồng ở độ cao thấp.

Arabica chiếm 75-80% tổng sản lượng cà phê thu hoạch. Việt Nam và Indonesia trồng cả hai loại Arabica và Robusta. Trong khi đó, Columbia chỉ trồng Arabica, còn ở Brazil, người nông dân trồng Conilon, Arabica, và Canon ở Brazil lại có mùi vị như Robusta ở các khu vực khác.

Theo thống kê của USDA, niên vụ cà phê năm 2018-2019, tại Brazil, sản lượng cà phê đạt khoảng 64,8 triệu bao (chiếm khoảng 37,1% sản lượng cà phê toàn cầu). Sản lượng cà phê tại Việt Nam khoảng 30 triệu bao (chiếm 17,4% sản lượng cà phê toàn cầu). Ở Columbia, sản lượng cà phê Arabica là 14,3 triệu bao (chiếm 8,2% sản lượng cà phê toàn cầu. Còn

Indonesia có sản lượng cà phê tương đối thấp, diện tích trồng cà phê thấp, chỉ có 10,6 triệu bao ( chiếm khoảng 6,1% sản lượng cà phê toàn cầu). Như vậy, tổng sản phẩm cà phê tại bốn khu vực trên chiếm khoảng 68,8% sản lượng cà phê toàn cầu.

Xem thêm: Bảng giá cà phê hôm nay được cập nhật mới nhất trên thị trường

Noi trong cay ca phe tren the gioi
Nơi trồn cây cà phê trên thế giới

Các khu vực trồng cà phê nhiều nhất ở thị trường Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và là nơi có những khu vực trồng cà phê nổi tiếng với chất lượng cao. Dưới đây là một số khu vực trồng cà phê nhiều nhất ở Việt Nam:

  • Lâm Đồng: Lâm Đồng là một trong những khu vực trồng cà phê nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Đà Lạt nằm ở độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển, với khí hậu mát mẻ và đất phù sa giàu dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển. Cà phê Arabica ở đây có hương vị đặc trưng, thơm ngon và được ưa chuộng.
  • Đắk Lắk: Đây là khu vực trồng cà phê lớn nhất ở Việt Nam với diện tích trồng cà phê lên đến hàng ngàn ha. Cà phê Robusta ở đây có hương vị đậm đà, mạnh mẽ và được sử dụng chủ yếu để pha cà phê sữa Việt Nam.
  • Cao Bằng: Cao Bằng là một trong những khu vực trồng cà phê mới nổi ở Việt Nam. Cà phê Arabica ở đây có hương vị độc đáo, thơm ngon và được sản xuất theo phương pháp truyền thống, mang lại hương vị đặc biệt cho cà phê.
  • Đắk Nông: Đắk Nông nằm ở Tây Nguyên, Việt Nam, là khu vực trồng cà phê mới nổi nhưng nhanh chóng phát triển. Cà phê Arabica ở đây có hương vị đậm đà, đắng nhẹ và được ưa chuộng trên thị trường.
Xem thêm  Tẩy Tế Bào Chết Cho Da Mặt Tai Nha

Tất cả các khu vực trên đều được đánh giá là có chất lượng cà phê cao và là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thích cà phê. Nếu bạn muốn trải nghiệm hương vị cà phê đặc biệt của từng khu vực, hãy ghé thăm các quán cà phê chuyên cà phê địa phương và thưởng thức hương vị độc đáo của Việt Nam.

Noi trong cay Ca Phe o Viet Nam
Nơi trồng cây Cà Phê ở Việt Nam

Chế biến cà phê như thế nào ?

Vào mùa thu hoạch, trái cà phê sẽ được thu hoạch lúc chín vì đây là lúc trái cà phê có đầy đủ dưỡng chất nhất. Tại nhiều vùng nguyên liệu, vì có nhiều điều kiện khác nhau và khó khăn về nhân công, người nông dân đã chọn cách hái tuốt. Đó là thu hoạch nhanh toàn bộ trái cà phê trên cùng một cành, bao gồm cả trái xanh và trái chín. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cà phê thu hoạch mỗi năm.

Cà phê sau khi hái sẽ được chế biến và phơi khô. Sau đó, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu trên thị trường, mà hạt cà phê khô đã tách vỏ sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. Hạt cà phê sau khi được rang sẽ đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

Gioi thieu tong quan ve thi truong ca phe
Giới thiệu tổng quan về thị trường cà phê

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê

1. Cung – cầu cà phê thế giới

Hiện tại tổng nguồn cung cà phê của thế giới khoảng 165 triệu bao. Trong khi tổng cầu Cà Phê của thế giới khoảng 168 triệu bao, dư cung khoảng 3 triệu bao, theo số liệu thống kê từ USDA, nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng khoảng 2,5%/ năm. Nguồn cung cà phê bị phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và điều kiện của các nước trồng cà phê nhiều trên thế giới.

2. Thời tiết

Cà phê là cây nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khá cao. Cây cà phê phải ra hoa mùa xuân và điều kiện thời tiết phải phù hợp để cây nở hoa thành công. Thời tiết đóng vai trò quan trọng đối với các nước trồng cà phê, mưa quá nhiều hoặc thời tiết khô hạn kéo dài có thể ảnh hưởng đến sản lượng cà phê thu hoạch. Tuy nhiên, sương giá là mối đe dọa lớn nhất đối với sản xuất cà phê.

  • El Nino gây mưa cho nửa tây bán cầu (Brazil, Peru), gây khô hạn cho nửa đông bán cầu (Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Philippines). Nếu như hiện tượng El Nino cực mạnh diễn ra các vùng trồng cà phê ở Brazil sẽ bị mưa lớn làm sản lượng cà phê giảm. Trong khi đó, ở những vùng bị hạn hán sẽ không đủ nước cung cấp cho cà phê. El Nino thường kéo dài từ 8 – 12 tháng xuất hiện 3 – 4 năm một lần.
  • La Nina ngược lại với El Nino. Hiện tượng La Nina gây khô hạn cho nửa tây bán cầu và gây mưa cho bán cầu Đông. La Nina xảy ra với chu kỳ tương tự như El Nino hoặc thưa hơn.
Xem thêm  địa điểm Hẹn Hò Riêng Tư ở Sài Gòn

3. Dịch bệnh

Ngoài yếu tố thời tiết, bệnh dịch cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê toàn cầu. Bệnh gỉ sắt là một căn bệnh có thể phá hoại mùa màng. Cà phê Robusta có khả năng chống gỉ sắt cao hơn so với cà phê Arabica.

4. Ổn định chính trị

Hơn 68% hạt cà phê của thế giới đến từ bốn nước: Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia. Nếu bất kỳ quốc gia nào kể trên gặp bất ổn Chính trị cũng đều có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cà phê. Từ đó, ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê trên thị trường. Nguồn cung khan hiếm sẽ tác động đến giá cà phê thế giới. Bởi vậy, thị trường phản ứng rất nhanh với bất kỳ sự kiện nào xảy ra ở 4 nước trên.

5. Giá dầu và tình hình giao dịch dầu trên thế giới

Các thương lái mua cà phê từ nông dân, sau đó vận chuyển cà phê ở khắp các nước trên thế giới. Do đó, chi phí vận chuyển cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Giá dầu và nhiên liệu có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cà phê.

Xem thêm: Bảng giá cà phê Robusta mới nhất

Cac yeu to anh huong den thi truong ca phe
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường cà phê

Nhận định thị trường cà phê Việt Nam

Hiện nay, thị trường cà phê Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức và cơ hội đồng thời.

Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, song ngành công nghiệp này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm và đưa cà phê Việt Nam trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế. Một trong những vấn đề chính của ngành cà phê Việt Nam hiện nay là sự cạnh tranh giá cả trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh giá cà phê thế giới đang giảm sâu. Điều này đang khiến cho các nông dân trồng cà phê gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm và ảnh hưởng đến thu nhập của họ.

Tuy nhiên, trên thị trường cà phê nội địa, sản phẩm cà phê Việt Nam vẫn đang được ưa chuộng và tiêu thụ rộng rãi. Thậm chí, cà phê Việt Nam còn được đánh giá cao về chất lượng và hương vị đặc trưng của mình, là điểm thu hút nhiều du khách quốc tế. Ngoài ra, ngành cà phê Việt Nam cũng đang phát triển thêm các sản phẩm chế biến từ cà phê như cà phê rang xay, cà phê pha máy, cà phê hòa tan… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

Xem thêm  Bí quyết pha cafe nguyên chất ngon

Tự chung, tình hình thị trường cà phê Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều thách thức, song đồng thời cũng có những cơ hội để ngành cà phê Việt Nam phát triển và đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam, cần có sự hợp tác giữa các đơn vị sản xuất, cơ quan chức năng, các tổ chức nghiên cứu và tiêu thụ để đưa ra các giải pháp phù hợp và xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam có uy tín trên thị trường quốc tế.

Nhan dinh thi truong Ca Phe o Viet Nam
Nhan dinh thi truong Ca Phe o Viet Nam

Tình hình thị trường cà phê thế giới

Nhu cầu tiêu thụ cà phê

Nhu cầu cà phê thế giới đang ngày càng tăng trưởng theo tốc độ gia tăng dân số và sự thay đổi khẩu vị của người dân. Ly cà phê từ 100% có vị đắng, sánh đậm và cafein cao. Nhưng thực tế, một số người không thích vị đắng của cà phê mà thay vào đó là những hương vị từ

Arabica. Arabica mang lại hương thơm với những hương hấp dẫn như hương hoa, hương trái cây, chocolate, độ chua dịu nhẹ và lượng caffeine thấp hơn đủ để có thể dùng từ 2 đến 3 ly một ngày cho mỗi người. Arabica có hàm lượng nhiều hơn hẳn so với Robusta. Vị giác của người châu Âu thích cà phê Robusta, trong khi người Mỹ có xu hướng uống hỗn hợp Arabica.

Sara Lee, Kraft, Proctor & Gamble và Nestle là 4 công ty tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Những công ty này sở hữu nhiều thương hiệu cà phê cũng như sản xuất nhiều loại cà phê với tên gọi khác nhau. Do đó, nhu cầu của những công ty này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cà phê trong tương lai.

Xem thêm: Bảng giá cà phê Arabica hôm nay có một số biến động so với ngày hôm qua

Tình hình xuất – nhập khẩu

Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu lớn trên thế giới, cũng như là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn nhất của các nước đang phát triển. Cà phê xanh (cà phê không rang) cũng là một trong những mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới.

Brazil và Việt Nam là hai nước đứng đầu trong xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới, chủ yếu xuất khẩu cà phê hạt. Xuất khẩu cà phê chiếm hơn 90% tổng lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới.

Các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới

Các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới

Trong khi đó, châu Âu và Hoa Kỳ là những nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu là hạt cà phê.

Các nước nhập khẩu cà phê trên thế giới

Các nước nhập khẩu cà phê trên thế giới

Những phân tích trên đã cho ta thấy cà phê là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, điều đó cũng có nghĩa là thị trường cà phê sẽ được mở rộng hơn nữa.

Một số nội dung khác cần tìm hiểu:

Bảng phân tích kỹ thuật cà phê Robusta

Bảng phân tích kỹ thuật cà phê Arabica