Tẩy Da Chết Môi Bao Nhiêu Lần 1 Tuần

Da chết tồn tại trên môi là nguyên nhân chính khiến đôi môi trở nên sần sùi, thô ráp và dần xỉn màu, ngày một thâm hơn. Tẩy tế bào chết cho môi thâm là cách làm đơn giản giúp loại bỏ những lớp da chết, da khô ở môi, kích thích sản sinh ra tế bào mới và “đánh bay” những thành phần có hại ở son môi dùng hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn lo lắng không biết tẩy da chết môi bao nhiêu lần 1 tuần là hợp lý?

1. Nên tẩy da chết cho môi thâm bao nhiêu lần 1 tuần là tốt nhất?

Tuy tẩy tế bào chết cho môi thâm có nhiều công dụng như vậy nhưng các chuyên gia đều khuyến cáo bạn không nên tẩy da chết môi hàng ngày vì rất dễ gây phản tác dụng, da môi sẽ bị bào mỏng, càng trở nên dễ tổn thương, bong tróc và nứt nẻ, thậm chí là chảy máu hơn.

Tần suất tốt nhất để tẩy da chết môi được gợi ý là chỉ 1 lần/tuần vào mùa hè và tăng lên từ 1 – 2 tuần vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô hơn thôi nhé.

Tần suất tốt nhất để tẩy da chết môi chỉ là 1 – 2 lần/tuần. Mỗi lần tẩy da chết ở môi chỉ nên thực hiện từ 3-5 phút là đủ. Không thực hiện tẩy quá nhiều lần trong tuần để tránh da môi bị mỏng, nhạy cảm. Nên thực hiện tẩy tế bào chết ở môi hàng tuần như một thói quen để có đôi môi hồng hào, căng mượt.

Đặc biệt, nếu bạn có bờ môi nhạy cảm thì thay vì sử dụng các sản phẩm tẩy da chết môi từ các thương hiệu mỹ phẩm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như đường, mật ong, bột cà phê,…

Xem thêm  Viêm Gan B Có Uống được Cà Phê Không

Tẩy tế bào chết cho môi thâm

2. Lưu ý khi lấy tế bào chết cho môi thâm

Chỉ tẩy tế bào chết 1-2 lần một tuần: Da môi vô cùng mỏng manh, nếu tẩy tế bào chết với tần suất quá thường xuyên sẽ gây mỏng thậm chí rách toác môi.

Không tẩy da chết khi môi đang bong tróc: Khi bong tróc tức là lúc này da môi đang ở trong tình trạng vô cùng yếu bất kỳ tác động nào lên da cũng sẽ khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.

Uống nhiều nước và dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Các nàng nên uống nhiều nước và dưỡng ẩm đầy đủ để giảm thiểu sự bong tróc sau đó mới có thể tẩy tế bào chết.

Làm ẩm môi trước khi lấy tế bào chết: Làm ẩm môi bằng nước ấm chính là tác động giúp làm mềm lớp sừng để việc tẩy tế bào chết diễn ra dễ dàng và dịu nhẹ hơn.

Dưỡng ẩm cho môi sau khi tẩy tế bào chết: Ở môi không tồn tại các tuyến bã nhờn thế nên không có khả năng giữ ẩm thế nên sau khi lấy đi phần da chết ở phía trên ta phải dưỡng ẩm cho lớp biểu bì bên dưới để đảm bảo môi luôn đủ ẩm.

Uống nhiều nước và chỉ tẩy tế bào chết môi từ 1 đến 2 lần 1 tuần

3. Chọn tẩy tế bào chết phù hợp cho môi

Tẩy Da Chết Môi Hạt Đường ZEE Store Vietnam

Công dụng:

  • Giúp tẩy sạch tế bào chết trên môi nhẹ nhàng

  • Kích thích tuần hoàn máu dưới môi

  • Nuôi dưỡng môi, làm môi hồng hào, mềm mịn hơn.

Thành phần chính:

  • Chứa những hạt đường nhỏ, hạt mơ, chiết xuất Quýt đường cùng với Glycerin, Dầu Hoa Trà Nhật Bản, Tinh Dầu Bơ, Dầu Jojoba, Phong Đường, Ngải Cứu, Collagen, Cúc La Mã, Long Đởm, Rau Sam…

Xem thêm  Cách Làm Bạc Xỉu Không Cần Sữa Tươi

Hướng dẫn sử dụng:

  • Làm ẩm môi, dùng lượng vừa đủ thoa lên môi và massage theo hình tròn từ 1-2 phút, lớp tế bào chết trên môi sẽ nhẹ nhàng bong ra. Lau bằng khăn giấy hoặc rửa sạch. Sử dụng tẩy da chết môi với tần suất 2-3 lần một tuần để đạt kết quả tối ưu nhất.

Tẩy tế bào chết môi quýt đường

4. Tẩy tế bào chết từ những thành phần tự nhiên

Có một số phương pháp tẩy tế bào chết cho môi thâm mà bạn có thể tham khảo như:

  • Đường và dầu oliu: Lấy 1 ít đường và vài giọt dầu oliu vào chiếc bát nhỏ. Trộn đều rồi massage với môi bằng ngón tay theo chuyển động tròn. Lưu ý chỉ thực hiện việc này trong 2 phút. Cuối cùng bạn rửa lại bằng nước sạch.

Dầu oliu + đường

  • Vaseline và bàn chải đánh răng: Lấy 1 ít vaseline lên bàn chải rồi chà theo chuyển động tròn đều, thời gian thực hiện cũng không quá 2 phút. Rửa sạch môi bằng nước ấm sau đó. Bạn cũng có thể thực hiện tương tự khi dùng baking soda.

  • Đường và mật ong: Đây cũng là phương pháp mà nhiều chị em lựa chọn. Lấy 1 ít đường trộn với vài giọt mật ong. Sau đó massage lên môi khoảng 3 phút. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch.

  • Đường và dầu dừa: Dầu dừa cũng là một nguyên liệu làm đẹp hết sức tuyệt vời. Trộn 1 ít đường với dầu dừa. Thoa đều lên môi khoảng vài phút, có thể dùng bàn chải mềm để chà nhẹ.

  • Đường nâu và dầu jojoba: Bên cạnh đường trắng thì đường nâu cũng là sản phẩm có thể thay thế. Trộn đường nâu với vitamin E, dầu jojoba 1 lượng như nhau. Sau đó chà xát lên môi trong vài phút, nhưng không được quá 4 phút. Sau đó làm sạch môi bằng nước ấm.

  • Nước hoa hồng và Glyxerin: Trộn vài giọt nước hoa hồng và glyxerin với lượng như nhau. Vỗ nhẹ đôi môi của bạn trong 3 phút rồi rửa lại với nước sạch.

  • Chanh: Nếu môi của bạn quá khô và nứt nẻ thì không nên sử dụng nguyên liệu này. Còn nếu môi bạn bình thường thì có thể cắt đôi quả chanh rồi chà nhẹ nhàng lên môi, làm trong khoảng 2 phút trước khi rửa lại với nước lạnh.

  • Dầu dừa và bã cà phê: Bạn có thể tự chuẩn bị sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng bã cà phê và dầu dừa. Dầu dừa có khả năng hòa tan các tạp chất, giữ ẩm cho đôi môi, còn bã cà phê làm bong tróc các tế bào da đã khô. Trộn 2 nguyên liệu trên, sau đó dùng bàn chải đánh răng chải theo chuyển động tròn. Cuối cùng rửa lại với nước sạch.

Xem thêm  Tình Hình Xuất Khẩu Cà Phê Của Việt Nam 2017

Tẩy tế bào chết môi hạt cà phê

Nếu bạn muốn một đôi môi mềm mại, hồng tự nhiên và tìm ra được cách trị thâm môi diệu kỳ nhất thì thử ngay những cách tẩy tế bào chết cho môi thâm bằng các nguyên liệu tại nhà trên đây.

Củ Tỏi Chỉ Cách Trị Thâm Khô Môi, Tẩy Tế Bào Chết Môi Từ Quýt Đường

Xem thêm:

Tip Cứu Làn Môi Khô Nứt Nẻ Vào Mùa Đông Cực Hiệu Quả