Quy trình bón phân thúc cần tuân theo các bước chuẩn xác để đảm bảo hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình cũng như những lưu ý trong việc bón phân thúc.
Quy trình bón phân thúc hiệu quả nhất cho cây trồng
Bón phân thúc là cung cấp các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối để mang lại năng suất cao cho cây trồng. Quá trình này được thực hiện khi cây đang vào thời kỳ sinh trưởng. Bón thúc có vai trò rất quan trọng trong canh tác. Cây trồng sẽ được phát triển mạnh mẽ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.
Quy trình bón phân thúc hiệu quả nhất cho cây trồng gồm những bước nào?
Bước 1: Bón lót cho cây
Đây là giai đoạn đầu tiên. Bà con có thể dùng phân chuồng và phân lân, kết hợp đạm, kali để bón lót cho cây. Nên bón lót ở giai đoạn sinh trưởng đầu tiên và cần rải đều phân lên cây trồng. Cần tùy thuộc vào loại cây và giai đoạn phát triển để bón với lượng phân phù hợp.
Bước 2: Bón thúc cho cây
Sau khi cây trồng được cấy từ 15 đến 20 ngày, bà con sẽ tiếp tục công đoạn bón thúc. Cần chú ý chọn loại phân phù hợp để hiệu quả bón thúc đạt tối đa. Ví dụ cây được trồng ở đất chua, đất phèn thì nên chọn phân lân. Với các ruộng lúa, bà con có thể sử dụng phân đạm để đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh.
Bước 3: Bón thúc đòng
Công đoạn này có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất cây. Nếu bón sai và không đúng quy trình, năng suất và hiệu quả ruộng sẽ giảm mạnh. Bón thúc đòng được thực hiện sau gieo cấy từ 40 đến 50 ngày. Bà con có thể sử dụng phân đạm và phân kali.
Bước 4: Bón nuôi hạt
Đây là thời kỳ bón phân rất quan trọng đối với những vùng có đất trồng bạc màu, ít dinh dưỡng. Việc phun phân bón lên lá giúp tăng số hạt chắc trên cây.
Những lưu ý trong quy trình bón phân thúc
Bón phân thúc được xem là một bước không thể thiếu trong quá trình canh tác. Tuy nhiên, để quy trình bón phân thúc đạt hiệu quả cao, bà con cần lưu ý những bước sau.
- Xác định vị trí cần bón phân.
- Cuốc rãnh và đào hố để bón phân.
- Tiến hành bón phân vào rãnh và lấp đất.
- Cuối cùng, bà con phải tưới nước để giữ độ ẩm cho rễ cây.
Sử dụng máy bay không người lái trong quá trình canh tác
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam. Nước ta đang áp dụng nhiều phương pháp canh tác để nâng cao chất lượng nông sản, Từ đó tăng năng suất vụ mùa và mang lại giá trị kinh tế lớn. Máy bay không người lái có thể sử dụng trên nhiều loại cây trồng và địa hình khác nhau. Hiện nay, máy đã được áp dụng trên ruộng lúa, cây ăn quả, hoa màu,… Tất cả đều mang lại hiệu quả vượt trội.
Máy bay nông nghiệp có hiệu suất làm việc cao gấp 28 lần so với lao động thủ công. Chỉ cần 10 đến 15 phút, máy có thể phun và rải hết 1 hecta diện tích. Điều đó có nghĩa là trong một ngày, máy sẽ phun từ 30 đến 50 hecta. Với năng suất làm việc lớn này, bà con sẽ tiết kiệm được một lượng lớn thời gian, nhân công và chi phí. Các sản phẩm máy bay được trang bị vòi phun sương hai mặt lá, giúp thuốc ngấm sâu. Nhờ đó giảm lượng thuốc rơi vào đất và tránh gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, các dòng máy bay trên thị trường rất đa dạng. Trong đó, phải kể đến hãng máy bay DJI với các loại máy như: DJI MG-1P, DJI Agras T10, DJI Agras T20, DJI Agras T30… Với những tính năng vượt trội, DJI đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới tin dùng.
Máy bay không người lái đang được cải tiến từng ngày để nâng cao hiệu quả. Đây có thể xem là một tin vui đối với nền nông nghiệp Việt Nam.
Liên hệ iDrone
iDrone tự hào là một trong những nhà phân phối uy tín các dòng máy bay nông nghiệp đến từ hãng DJI. Chúng tôi luôn xem trọng chất lượng sản phẩm. Vì vậy, khi đến với iDrone, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn đồng hành cùng bà con trong quá trình canh tác.
Quý khách hàng có thể liên hệ với iDrone thông qua các phương thức sau:
Hotline: 0362.11.33.55
Email: [email protected]
Website: https://idrone.vn