Tẩy tế bào chết cho môi là điều cần thiết để loại bỏ tình trạng môi khô, thâm sạm, giúp bạn sở hữu một đôi môi hồng hào và xinh xắn. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu xem nên tẩy tế bào chết môi mấy lần 1 tuần là hiệu quả nhất nhé!
1Lợi ích của việc tẩy tế bào chết môi thường xuyên
Da môi rất dễ bị khô, thâm, nứt nẻ, bong tróc hoặc xuất hiện nếp nhăn dưới tác động của môi trường. Vì vậy, môi cần được tẩy tế bào chết đúng cách. Dưới đây là những lợi ích từ việc tẩy tế bào chết thường xuyên:
- Giúp loại bỏ lớp da chết và bong tróc, trả lại sự hồng hào, căng mọng và tươi trẻ cho đôi môi.
- Giúp môi dễ hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ dành cho môi và các loại son dưỡng.
- Đôi môi trở nên mềm mịn, khi tô son sẽ lên màu chuẩn và giữ màu son lâu hơn.
- Giữ ẩm cho môi tốt hơn, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ, khô ráp nhất là vào mùa đông.
- Đôi môi trở nên khỏe mạnh, hạn chế tình trạng thâm và xỉn màu.
Tẩy tế bào chết môi thường xuyên giúp đôi môi hồng hào, căng mịn
2Số lần tẩy tế bào chết môi trong 1 tuần
Tùy vào điều kiện thời tiết để lựa chọn số lần tẩy tế bào chết cho môi. Trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ thông thường chỉ cần tẩy tế bào chết cho môi mỗi tuần 1 lần. Tuy nhiên, vào mùa đông lạnh môi dễ bị khô và nứt nẻ thì nên tẩy 2 – 3 lần mỗi tuần.
Bên cạnh đó, mỗi lần tẩy tế bào chết cho môi chỉ nên thực hiện trong khoảng 3 – 5 phút là đủ. Tránh tẩy quá lâu và quá nhiều lần trong tuần vì có thể làm mỏng da môi, khiến môi trở nên nhạy cảm.
Mùa đông môi dễ bị khô và nứt nẻ nên tẩy tế bào chết môi 2 – 3 lần mỗi tuần
3Các bước tẩy tế bào chết môi đúng cách
Bước 1: Làm sạch cơ bản
Trước tiên cần rửa tay thật sạch với nước ấm và xà phòng hoặc nước rửa tay để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho da. Kế đến cần làm sạch dụng cụ đựng nguyên liệu và que tẩy tế bào chết để đảm bảo vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng môi.
Tiếp theo, sử dụng nước tẩy trang để lau môi thật sạch kể cả khi bạn có trang điểm hay không, để loại bỏ lớp son môi, bụi bẩn và dầu nhờn còn đọng lại trên môi. Tiếp tục cho một ít nước ấm vào bông tẩy trang để lau nhẹ nhàng trên môi từ trái qua phải 1 – 2 lần để giúp môi được thư giãn và ẩm mịn.
Rửa tay sạch sẽ trước khi bắt đầu tẩy tế bào chết môi
Bước 2: Thoa tẩy tế chết lên môi
Thoa tẩy tế bào chết tự pha chế từ các nguyên liệu tự nhiên lên môi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi bán sẵn trên thị trường để tiết kiệm thời gian. Đợi khoảng 1 phút để các dưỡng chất thấm sâu và làm mềm môi.
Thoa tẩy tế bào chết lên môi
Bước 3: Massage, làm sạch
Sử dụng tay massage nhẹ nhàng lên môi hoặc có thể bặm môi và chuyển động trong khoảng 30 giây để tế bào chết bong ra từ từ. Sử dụng một miếng bông tẩy trang để lau sạch môi. Rửa lại môi bằng nước ấm hoặc lau lại bằng nước hoa hồng để loại bỏ các sản phẩm tẩy tế bào chết trên môi, giúp môi sạch và mềm.
Dùng bông tẩy trang lau sạch tẩy tế bào chết trên môi
Bước 4: Dùng các loại dưỡng môi
Sau khi tẩy tế bào chết, da môi sẽ mỏng hơn và hơi khô nên rất dễ bị mất nước. Lúc này, nên thoa lên môi một lớp kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng môi để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào mới tốt nhất.
Sau khi tẩy tế bào chết cho môi cần bôi son dưỡng
4Hướng dẫn tẩy tế bào chết với các nguyên liệu có sẵn tại nhà
4.1 Bằng đường và dầu oliu
Dầu oliu rất giàu Lipit, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất giúp môi mềm mịn và căng mọng. Vì vậy, đây là nguyên liệu làm đẹp được chị em rất ưa chuộng hiện nay.
Để tẩy da chết môi bằng đường và dầu ô liu, bạn chỉ cần trộn 2 nguyên liệu này lại với nhau theo tỷ lệ 1 – 1 rồi thoa trực tiếp lên môi, đợi trong 1 phút rồi massage nhẹ nhàng trong 30 giây, cuối cùng rửa lại với nước sạch.
Tẩy tế bào chết bằng đường và dầu oliu
4.2 Bằng dầu dừa
Dầu dừa rất giàu Axit béo và Vitamin E nên có khả năng làm mềm và dưỡng ẩm cho môi. Sử dụng 3 muỗng đường cát mịn và 1 muỗng dầu dừa trộn đều, cho vào hũ bảo quản để dùng tẩy da chết cho môi dần dần.
Tẩy tế bào chết bằng dầu dừa và đường cát mịn
4.3 Bằng bã cà phê
Bã cà phê giúp tẩy da chết dịu nhẹ, giúp đôi môi trở nên mềm mại. Trộn đều 1 thìa bã cà phê với 1 thìa dầu dừa và 1 thìa đường, dùng ngón tay thoa hỗn hợp này lên môi theo chuyển động tròn và massage trong 2 – 3 phút, sau đó lau sạch môi bằng khăn ẩm.
Bã cà phê và đường giúp tẩy tế bào chết môi hiệu quả
4.4 Bằng vaseline
Vaseline được cô đặc từ dầu khoáng tự nhiên nên có khả năng phòng chống môi khô, bong tróc, nứt nẻ, giúp làm mềm và tái tạo da môi hiệu quả. Đối với phương pháp này bạn chỉ cần thoa vaseline trực tiếp lên môi để yên trong 5 phút, sau đó massage nhẹ nhàng và lau sạch.
Vaseline giúp làm mềm và tái tạo da môi
4.5 Bằng Baking soda
Baking soda được sử dụng để tẩy tế bào chết cho môi an toàn và hiệu quả. Đối với phương pháp này, bạn hãy trộn 1 muỗng cà phê Baking soda với 1 muỗng cà phê mật ong và bôi lên môi, chờ trong 5 phút và massage nhẹ nhàng, rửa sạch môi bằng nước ấm, cuối cùng là thoa son dưỡng.
Baking soda và mật ong giúp tẩy tế bào chết môi an toàn và hiệu quả
4.6 Bằng nước ép bưởi
Bưởi rất giàu Flavonoid giúp chống oxy hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, Axit tự nhiên trong nước ép bưởi có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho môi.
Bạn hãy trộn 2 muỗng cà phê nước ép bưởi, 1 muỗng cà phê mật ong, 3 muỗng cà phê đường trắng và 1 muỗng cà phê dầu ô liu với nhau. Thoa hỗn hợp này lên môi trong 5 phút, dùng tay hoặc bàn chải lông mềm massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch với nước ấm và dùng son dưỡng.
Nước ép bưởi kết hợp với mật ong, đường trắng và dầu oliu giúp tẩy tế bào chết môi
4.7 Bằng dâu tây
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, Vitamin và khoáng chất giúp làm sáng da, hồng môi hiệu quả. Sử dụng 1 – 2 quả dâu tây nghiền mịn và thoa trực tiếp lên môi, massage trong vài phút rồi rửa sạch với nước ấm để tẩy tế bào chết môi và giúp môi hồng hào, căng bóng.
Dâu tây tẩy tế bào chết và giúp môi hồng hào
4.8 Bằng dưa leo
Dưa leo giúp cấp ẩm cho môi nên sử dụng nguyên liệu này để tẩy tế bào chết cho môi vào mùa khô rất hiệu quả. Bạn hãy cắt nhỏ 1 quả dưa leo rồi nhỏ một ít nước hoa hồng vào hỗn hợp sao cho không quá ướt hoặc quá khô. Đặt hỗn hợp vào tủ lạnh trong 15 phút rồi lấy ra đắp lên môi trong 20 phút, cuối cùng rửa lại với nước mát.
Dưa leo giúp tẩy tế bào chết môi trong mùa khô hiệu quả
4.9 Bằng bàn chải
Tẩy da chết cho môi bằng bàn chải là một giải pháp hiệu quả cho những bạn quá bận rộn. Trước khi đánh răng vào mỗi buổi sáng hãy nhẹ nhàng chà sát bàn chải lông mềm lên môi theo chiều ngang và dọc để lấy đi tế bào chết trên môi.
Tẩy tế bào chết môi bằng bàn chải
5Lưu ý khi tẩy tế bào chết tại nhà
Để tẩy da chết môi tại nhà thành công, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Nếu môi đang bị nứt nẻ hoặc chảy máu thì hãy đợi cho môi lành lại rồi mới sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi.
- Da môi rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên hãy massage nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực quá lớn khi thực hiện các động tác tẩy da chết cho môi.
- Môi sau khi tẩy tế bào chết xong cần rửa sạch và lau khô tự nhiên, nếu bạn muốn khô nhanh có thể sử dụng khăn mềm hoặc ăn giấy thấm nhẹ nhàng lên môi.
- Nên sử dụng son dưỡng và tẩy tế bào chết có chứa chất giữ ẩm để giảm tình trạng khô môi sau khi tẩy da chết.
Không nên tẩy tế bào chết khi môi đang nứt nẻ chảy máu
Tẩy tế bào chết cho môi đều đặn mỗi tuần sẽ giúp bạn tạm biệt đôi môi thâm và nứt nẻ, trả lại vẻ hồng hào, căng mịn cho đôi môi, tự tin hơn khi giao tiếp với người khác. Truy cập website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để mua các sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi an toàn và hiệu quả.