Cùng Anpha tìm hiểu: Giấy phép kinh doanh quán cafe có cần thiết không? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở quán cafe sân vườn nhỏ, quán cafe tại nhà… từ A – Z
Giấy phép kinh doanh quán cafe có cần thiết không?
Có thể nói, quán cafe luôn là xu hướng kinh doanh được hưởng ứng rất nhiệt tình, đặc biệt là bởi các bạn trẻ mới khởi nghiệp. Hình thức kinh doanh này được đánh giá là ít rủi ro và không cần nguồn vốn đầu tư ban đầu quá lớn. Vậy, mở quán cafe sân vườn nhỏ, quán cafe tại nhà hay mở chuỗi cafe có cần giấy phép kinh doanh không?
➨ Câu trả lời là có. Vì quán cafe là hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống, có xây dựng địa điểm cố định, bảng hiệu cụ thể và thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên, ổn định nên bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê
Để được cấp phép mở quán bán cafe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung cơ bản sau đây:
- Đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp);
- Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Người trực tiếp chế biến phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm như an toàn thực phẩm khu vực chế biến, trong quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe
Như Anpha chia sẻ phần trên, có 2 mô hình thành lập khi kinh doanh quán cafe là hộ kinh doanh (quy mô nhỏ) và doanh nghiệp (chuỗi cafe với quy mô lớn).
Theo đó, hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe cũng được chia thành 2 trường hợp.
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán cafe – Mô hình hộ kinh doanh
Lưu ý:
Mã ngành đăng ký kinh doanh quán cafe cho mô hình hộ kinh doanh: Dịch vụ quán cà phê, ăn uống.
>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký giấy phép Hộ Kinh Doanh Cá Thể – 1.500.000đ.
2. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe – Mô hình doanh nghiệp
Lưu ý:
Mã ngành đăng ký kinh doanh quán cafe cho mô hình doanh nghiệp:
- Mã ngành 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;
- Mã ngành 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống;
- Mã ngành 5629: Dịch vụ ăn uống khác.
–
Nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh, mở quán cafe nhưng đắn đo chưa biết chọn lựa mô hình nào để thành lập, hãy dành chút thời gian đọc bài viết: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Hoặc bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh và dịch vụ thành lập công ty để kinh doanh quán cafe tại Kế toán Anpha để tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí.
Xem thêm:
>> Dịch vụ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh – Trọn gói 1.500.000 đồng.
>> Dịch vụ đăng ký làm giấy phép kinh doanh – Phí dịch vụ chỉ 250.000 đồng.
3. Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Bất kể quán cafe của bạn thành lập dưới mô hình hộ kinh doanh hay doanh nghiệp, khi đã phục vụ tại chỗ thì đều phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thời gian và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh quán cafe
1. Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh quán cafe sẽ được phê duyệt và cấp sau 3 – 5 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và xử lý bởi:
- Mô hình hộ kinh doanh: Ủy ban nhân dân quận/huyện;
- Mô hình doanh nghiệp: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm của tỉnh/thành phố.
2. Đối với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của quán cafe được cấp bởi:
- Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế;
- Các cơ quan thuộc UBND quận, huyện hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền.
Thời gian cấp giấy phép: Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm cung cấp đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra thực tế để đảm bảo cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Ngược lại, nếu không đủ điều kiện thì cơ quan này sẽ gửi văn bản thông báo kèm theo lý do rõ ràng.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.
Mở quán cafe còn cần xin các loại giấy tờ nào khác?
Bên cạnh giấy đăng ký thành lập hộ kinh doanh và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, khi mở quán bán cafe còn cần một số loại giấy tờ khác, cụ thể:
- Bằng cấp, chứng chỉ pha chế dành của chủ quán và nhân viên pha chế – đây là cơ sở để kiểm định chất lượng thức uống;
- Hợp đồng lao động với đội ngũ nhân viên tại quán cafe. Theo Bộ Luật Lao động thì người lao động làm việc trên 3 tháng phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.