Kiến thức
10 Tháng Năm, 2023
Vốn kinh doanh nhà hàng là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có dự tính mở nhà hàng hoặc đầu tư vào mô hình tương tự. Để hoạch định chính xác mức chi phí cụ thể cho từng hạng mục. Dưới đây là toàn bộ những chi phí cần chi khi mở một nhà hàng và cách sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.
Chi phí đầu tư mặt bằng
Diện tích tối thiểu để mở một nhà hàng ăn uống là từ 50-100m². Theo đó, khoản tiền bạn cần bỏ ra để thuê mặt bằng mở nhà hàng vào khoảng 30 triệu – 60 triệu đồng. Tính trung bình giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng/tháng (mức giá này có thể tăng hoặc giảm tùy vào vị trí, khu vực thuê). Mở quán ăn thì rẻ hơn, trung bình 5 triệu – 6 triệu đồng với một quán bình dân.
Thông thường chủ thuê đều yêu cầu đặt cọc trước từ 3-6 tháng. Như vậy, với giá thuê khoảng 10 triệu đồng, khoản chi phí kinh doanh nhà hàng ban đầu bạn phải bỏ ra đầu tư vào mặt bằng phải đến 60 triệu đồng. Sau khi đã tìm được mặt bằng, bạn cần thực hiện công đoạn xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi mở nhà hàng.
Một lưu ý quan trọng để có mặt bằng giá tốt, vị trí đẹp đó tính toán cả các hạng mục công trình phụ có sẵn và các đầu mục phải cải tạo để mặc cả lại giá với chủ cho thuê. Ví dụ: Nếu mặt bằng nhà hàng có diện tích bếp quá hẹp, không có nhà vệ sinh, trần thấp thì nên yêu cầu giảm bớt giá thuê để đỡ một phần các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng.
Xem thêm: Kinh nghiệm tìm thuê mặt bằng kinh doanh nhà hàng, quán ăn hút khách
Chi phí trang trí
Một vẻ ngoài bắt mắt và lung linh sẽ giúp nhà hàng của bạn thêm hút khách. Vậy vốn kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu để trang trí, sắm sửa vật dụng? Con số tối thiểu phải từ 80-100 triệu đồng. Các khoản chi bao gồm:
- Chi phí sơn phết hoặc vẽ trang trí: Từ 10 triệu – 20 triệu đồng.
- Chi phí mua sắm bàn ghế: Dao động vào khoảng 30 triệu – 40 triệu đồng với những bộ bàn ghế thông dụng bằng nhựa, inox hay gỗ. Một cửa hàng có diện tích tầm 80m² thì cần đầu tư khoảng 20 bộ bàn ghế.
- Chi phí mua vật dụng nhà bếp (bếp gas, nồi niêu xoong chảo, chén dĩa…): Khoảng 35 triệu đồng.
- Chi phí mua tủ bảo quản thực phẩm: Gồm tủ đông và tủ bảo quản rau củ, cần khoảng 20 triệu đồng.
Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế nhà hàng giúp kinh doanh hút khách
Chi phí mua nguyên liệu
Nguyên liệu chính là khâu tốn kém nhất trong nguồn vốn kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Vì nguyên liệu để chế biến thường rất dễ hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hay bảo quản quá lâu. Đây cũng được xem là chi phí cố định trong kinh doanh nhà hàng. Dù vậy, vốn đầu tư vào việc mua nguyên liệu đôi khi chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng.
Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn nhập nguyên liệu thì phù hợp? Câu trả lời chính là:
- Thực phẩm tươi, nguyên liệu chế biến nên nhập mới mỗi ngày với mức trung bình từ 2 triệu – 5 triệu đồng/ngày. Mức nhập này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh doanh của nhà hàng.
- Số tiền cần mua gia vị dùng trong thời gian đầu (khoảng 1 tháng) vào khoảng 3 triệu đồng.
Sau những ngày đầu khai trương, chắc chắn lượng khách sẽ giảm đi đôi chút nên tới khi đó bạn mới có thể tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần nhập là bao nhiêu. Không nên lập kế hoạch kinh doanh quá cụ thể khâu này bởi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu tình hình thực tế không theo dự tính.
Nếu có thì bạn chỉ cần liệt kê chi tiết các nguyên vật liệu, gia vị có khả năng bảo quản tốt, là thành tố bắt buộc cho các món ăn như muối, dầu, tiêu, hành, tỏi, ớt… Để tiết kiệm chi phí thì bạn cũng có thể nhập về số lượng lớn sử dụng dần, thay vì mua nhỏ lẻ gây mất thời gian. Thông thường tổng chi phí chi phí này rơi vào khoảng 10 triệu – 20 triệu đồng.
Chi phí thuê nhân sự
Kinh doanh nhà hàng thì không thể không có nhân viên phục vụ và bếp. Nếu tính lương trung bình của một nhân viên phục vụ toàn thời gian là 4 triệu đồng/tháng và đầu bếp là 5 triệu đồng/tháng, thì bạn cần chi ít nhất 9 triệu – 10 triệu đồng/tháng cho khâu nhân sự. Vì đặc điểm bếp trưởng sẽ là người quản lý nhân viên khu chế biến, phân bổ công việc nên họ cần có kỹ năng bao quát tốt. Nếu quán của bạn có quy mô lớn thì nên thuê các dịch vụ đào tạo chuyên sâu cho nhân viên để họ luôn giữ tác phong chuyên nghiệp, thái độ tốt khi phục vụ khách hàng.
Trường hợp bạn là người quản lý kiêm đầu bếp chính thì có thể tiết giảm được ít nhiều chi phí này. Tuy nhiên, khi đó bạn nên tăng số lượng nhân viên để đảm bảo phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Đồng thời công tác quản lý và quy trình phục vụ cũng cần thực hiện bài bản, chuyên nghiệp nhằm giảm thất thoát.
Chi phí Marketing
Chi phí marketing nhà hàng thường bị bỏ qua trong các khâu lập kế hoạch nhà hàng bởi nhiều chủ đầu tư cho rằng khoản tiền này không đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng nên liệt kê và tính toán cụ thể các đầu mục quảng cáo, in ấn tờ rơi, thiết kế băng rôn (bandroll)… và phân bổ ngân sách cho hợp lý. Chỉ như vậy bạn mới biết khoản đầu tư nào hiệu quả, khoản nào chưa thực sự hợp lý.
Sử dụng phần mềm quản lý trong kinh doanh nhà hàng
Với các bước tính chi phí kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn thì con số cụ thể bạn cần phải đầu tư ban đầu vào khoảng 300 triệu – 500 triệu đồng cho một nhà hàng nhỏ. Đồng thời, con số thống kê cho thấy 75% tỷ lệ thất thoát doanh thu nằm ở khâu quản lý kho hàng.
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng giúp bạn giảm tỷ lệ thất thoát, giám sát kinh doanh hiệu quả, tăng doanh thu cho nhà hàng. Với nền tảng quản lý GoSELL, mọi doanh thu, chi phí được cập nhật liên tục vào hệ thống, quản lý nguyên liệu chính xác, order tại bàn thông minh và tiện lợi.
Nền tảng này có tính năng ưu việt giúp bạn quản lý thông qua phân tích báo cáo doanh thu, tài chính, nguyên vật liệu từ xa mà không cần túc trực tại quán. Ngoài ra, nhân viên phục vụ còn có thể order tại bàn qua máy tính bảng, điện thoại, tiết kiệm thời gian di chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.
Có thể thấy để mở một nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đến 800 triệu đồng. Đây là con số không hề nhỏ nên hãy phân bổ nó một cách hợp lý. Lập kế hoạch vốn kinh doanh nhà hàng cụ thể sẽ giúp bạn kiểm soát các khoản đầu tư tốt hơn, biết được khoản nào đang hiệu quả và khoản nào cần hiệu chỉnh. GoSELL chúc bạn kinh doanh thành công!