Huyết áp Cao Uống Cà Phê được Không

Hiện nay nhiều Nghiên cứu về mối liên quan giữa cà phê và huyết áp vẫn đang còn nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, có vẻ tần suất sử dụng cà phê sẽ tác động đến mức huyết áp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận việc cà phê tác động đến huyết áp bằng cách nào và những chứng cứ cho thấy điều gì. Chúng ta cũng sẽ thảo luận khi nào cần phải đến gặp bác sĩ và đề xuất những thức uống thay thế cho cà phê.

Cà phê làm huyết áp tăng bằng cách nào?

Caffeine là một chất gây co mạch, tức là làm giảm kích thước mạch máu và làm huyết áp tăng. Caffeine gây tác dụng bằng cách tác động vào nhiều thụ thể khác nhau ở bộ não. Các chuyên gia tin rằng, các thành phần khác trong cà phê, ví dụ các chất chống oxy hóa (antioxidants), có tác dụng bảo vệ mạch máu.

Những lợi ích và nguy cơ của việc uống cà phê vẫn còn đang tranh cãi, bởi vì các nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa đưa ra kết luận thuyết phục.

Những ảnh hưởng lâu dài của việc uống cà phê

Việc tăng sử dụng cà phê làm giảm một phần nguy cơ mắc tăng huyết áp, theo một báo cáo năm 2017. Các nhà nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc tăng huyết áp giảm 09% nếu uống 07 tách (cup ~ 118 ml) cà phê mỗi ngày, và giảm thêm 01% với mỗi tách cà phê thêm vào mỗi ngày.

Một nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng những thành phần có lợi trong cà phê, như là phenol dường như có tác dụng bảo vệ. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt về gen giữa các cá thể có thể hưởng đến cách họ chuyển hóa cafeine.

Xem thêm  Gia Ca Phe Hom Nay Tai Di Linh Lam Dong

Những người mắc tăng huyết áp có nên tránh uống cà phê?

Một báo cáo năm 2017 kết luận rằng người mắc tăng huyết áp nên thận trọng khi sử dụng cà phê chứ không cần phải tránh sử dụng nó.

Báo cáo cho thấy, mặc dù từng có nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống cà phê và bệnh tăng huyết áp, nhưng gần đây có nhiều nghiên cứu hơn cho thấy uống 03 – 04 tách cà phê mỗi ngày ít nhất cũng mang lại lợi ích.

Một nghiên cứu năm 2016 trên 40 người khỏe mạnh thường xuyên uống cà phê cho thấy tất cả các loại cà phê đều làm huyết áp tăng, nhưng mức độ gia tăng vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Mức huyết áp sẽ tăng tạm thời nhưng có thể kéo dài khoảng 03 tiếng sau khi uống.

Vài nghiên cứu lại chỉ ra mức độ cà phê uống vào sẽ quyết định sự tác động của nó lên huyết áp.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tăng huyết áp tâm thu chỉ xảy ra ở những người không thường xuyên uống cà phê. Một nghiên cứu khác lại kết luận việc thường xuyên uống trên 03 tách cà phê mỗi ngày không làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc tăng huyết áp sẽ tăng nhẹ nếu chỉ uống 01 đến 03 tách cà phê mỗi ngày.

Cà phê không chứa cafeine (decaf coffee) có làm huyết áp tăng không?

Ngoài cafeine, cà phê còn chứa nhiều thành phần khác nhau, các chất này cũng có thể gây ảnh hưởng lên huyết áp.

Xem thêm  Uống Pre-workout Trước Khi Quan Hệ

Tuy nhiên, một số người khi thử đổi sang cà phê không chứa cafeine thì họ cảm thấy huyết áp của họ giảm.

Khi nào nên dừng uống cà phê?

Nhiều người tin rằng cà phê gây mất ngủ, lo lắng hay run rẩy. Một số khác lại bận tâm đến chứng trào ngược hay ợ nóng. Bất cứ người nào gặp phải những triệu chứng này khi uống cà phê thì nên tránh uống tiếp.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng cà phê có thể gặp phải hội chứng cai, như đau đầu hay trầm cảm, nếu hộ đột ngột ngưng sử dụng cà phê. Do đó, người nào có mong muốn giảm lượng cà phê uống, thì nên giảm số tách cà phê uống mỗi ngày một cách từ từ.

Các tác giả của báo cáo “JACC: Clinical Electrophysiology” (JACC: Điện sinh lý học lâm sàng) nói rằng nhiều bác sĩ khuyến cáo những người mắc chứng Rung nhĩ hay có bất thường về nhịp tim thì nên tránh uống cà phê.

Tuy nhiên, họ cũng kết luận việc tiêu thụ đến 300 miligram cafeine mỗi ngày vẫn trong mức an toàn và dường như lại mang đến hiệu quả bảo vệ đối với các bất thường nhịp tim.

Nhưng mà các nhà nghiên cứu cũng lưu ý một điều, nếu có sự liên quan rõ ràng giữa cafeine và các cơn rối loạn nhịp thì nên dừng sử dụng cà phê.

Những thức uống thay thế cho cà phê

Một vài thức uống thay thế có chứa cafeine, và một vài lại không chứa cafeine. Mọi người có thể thử thay bằng:

  • Cà phê Chiory
  • Cà phê rễ cây bồ công anh (cà phê Dandelion)
  • Trà Rooibos
  • Trà Yerba mate
  • Trà lúa mạch (roasted barley) hay các loại nước đậu
Xem thêm  Quán Cafe Trong Sân Bay Tân Sơn Nhất

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào khi sử dụng cà phê, bạn có lẽ nên đến gặp bác sĩ. Còn nếu bạn thấy huyết áp tăng khi dùng cà phê thì rõ ràng bạn cần phải có ý kiến từ các chuyên gia y khoa.

Triển vọng

Các nghiên cứu đã cho thấy những người tăng huyết áp vẫn có thể uống cà phê miễn sao là họ thận trọng trong tần suất và liều lượng uống.

Những người thường xuyên sử dụng cà phê sẽ quen với những tác động sinh lý của nó, trong khi đó, những người sử dụng ít thường xuyên hơn có thể phải đối mặt với tình trạng tăng huyết áp khi sử dụng.

Tổng kết

Cà phê có lẽ phù hợp với những người tăng huyết áp và mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mọi người cần lưu tâm đến khả năng chịu đựng của mình cũng như những phản ứng của cơ thể đối với cafeine.

Nếu bạn thấy bận tâm về huyết áp của mình, hãy đến gặp bác sĩ!

Có thể bạn quan tâm: Uống cà phê có thể bảo vệ chống lại bệnh Parkinson – những nghiên cứu ban đầu

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp