1 Rpm Bằng Bao Nhiêu Vòng/phút

RPM (Revolutions Per Minute) là chỉ số dùng để tính toán vận tốc quay hoặc tần số quay xung quanh một trục cố định của một vật trong một khoảng thời gian nhất định (thường đo bằng phút). PRM có đơn vị tính là vòng/phút và ký hiệu là N.

Nếu giá trị RPM càng lớn thì tốc độ quay của động cơ càng nhanh và tạo ra hiệu suất quay lớn, dù vậy có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Ngược lại, giá trị RPM càng nhỏ thì tốc độ quay của động cơ càng chậm, giúp máy vận hành êm ái hơn nhưng hiệu suất quay thấp hơn.

RPM là đơn vị gì? RPM biểu thị tốc độ quay của motor quanh trục xoay trong một phút, thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như đo vòng quay trái đất, đo vòng quay xe đạp/xe máy, đo vòng quay máy phát điện…

Thực tế, không có câu trả lời chính xác 1 RPM bằng bao nhiêu vòng/phút. Bởi, mỗi loại động cơ lại có thiết kế vòng quay và cơ chế hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, theo mặc định, cứ 1 PRM tương đương 1 vòng/phút. Chẳng hạn, nếu nhìn thấy thông tin 1400 RPM trên thân máy thì bạn ngầm hiểu động cơ hoạt động tốc độ 1400 vòng trong 1 phút.

Từ đơn vị vòng/phút ghi trên motor, bạn có thể quy đổi thành m/s hoặc Rad/s tùy theo mục đích sử dụng như sau:

Xem thêm  Tẩy Tế Bào Chết Từ Bã Cà Phê

Muốn thực hiện đổi RPM (vòng/phút) sang RPM (m/s) thì bạn cần lần lượt 3 bước sau:

+ Bước 1: Đổi từ vòng/phút sang vòng/giây bằng công thức f (vòng/giây) = f (vòng/phút) : 60.

+ Bước 2: Tính chu vi của một vòng quay theo công thức Chu vi (C) = d x π (m). Trong đó, d là đường kính hình tròn và số π = 3,14.

+ Bước 3: Áp dụng công thức N (m/s) = f (vòng/giây) x C.

Ví dụ: Nếu có một motor quay 60 vòng/phút, đường kính 0,1m và bạn cần tìm đáp án motor đó quay bao nhiêu m/s thì cách làm là:

+ Bước 1: Quy đổi vòng/giây f = 60 : 60 = 1.

+ Bước 2: Tính chu vi vòng quay C = 0,1 x 3,14 = 0,314m.

+ Bước 3: Motor quay được N = 1 x 0,314 = 0,314m/s.

Tương tự cách đổi RPM (vòng/phút) sang RPM (Rad/s), bạn áp dụng tuần tự 3 công thức tính sau:

+ Bước 1: Quy đổi vòng/phút sang vòng/giây tương tự công thức bên trên.

+ Bước 2: Tính chu kỳ thực hiện xong 1 dao động tròn theo công thức T = 1: f.

+ Bước 3: Tính tiếp tốc độ góc N (Rad/s) = (2 x π) : T.

Ví dụ: Nếu có một motor quay 60 vòng/phút và bạn cần tìm đáp án motor đó quay bao nhiêu Rad/s thì cách thực hiện là:

+ Bước 1: Quy đổi f = 60 : 60 = 1.

+ Bước 2: Tính chu kỳ thực hiện T = 1 : 1 = 1.

+ Bước 3: Tốc độ góc N = (2 x 3,14) : 1 = 6,28 Rad/s.

Vậy, bạn có biết ứng dụng phổ biến nhất của RPM là gì không? Bạn dễ dàng bắt gặp RPM trong nhiều sản phẩm quen thuộc hàng ngày như:

Xem thêm  Cửa Hàng The Coffee In đầu Tiên ở đâu

+ Quạt công nghiệp: Đây là thiết bị sử dụng cho mục đích lưu thông không khí trong xưởng sản xuất, nhà máy, xí nghiệp… Chỉ số RPM trên thiết bị này thể hiện tốc độ quay của cánh, mức độ ồn và hiệu suất hoạt động. Hầu hết các doanh nghiệp ưu tiên RPM cao để nâng cao hiệu quả làm mát tối ưu.

+ Bánh xe đạp: Con số RPM trên bánh xe đạp dùng để tính số vòng quay của bàn đạp trong một phút. Từ đó, giúp người dùng biết được tốc độ di chuyển của xe.

+ Ổ cứng của máy tính: Bạn có thể xác định số vòng quay của ổ cứng máy tính thông qua chỉ số RPM. Qua đó, biết được tốc độ truy cập dữ liệu từ ổ cứng nhanh hay chậm.

Sản xuất sản phẩm cuộn: Trong ngành công nghiệp sản xuất túi bóng, giấy cuộn, băng keo… thì đều trang bị thiết bị “cuộn”. Lúc này, chỉ số RPM cho biết tốc độ cuộn của máy trong một phút. Nhờ vậy, tính toán được hiệu suất hoạt động của thiết bị và cân nhắc số lượng máy cần lắp đặt.

Nhìn chung, ứng dụng phổ biến nhất của RPM là trên các thiết bị quạt như quạt trần, quạt công nghiệp, quạt treo tường, quạt điều hòa… Vì chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của máy, đó là khả năng tản nhiệt, làm mát và lưu thông không khí.

Xem thêm  Bầu 3 Tháng đầu Có Uống Trà Sữa được Không

RPM được áp dụng tính toán tốc độ quay của motor xoay.

Dựa vào nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn chỉ số RPM thích hợp cho quạt. Chẳng hạn:

+ Quạt trần: Người mua nên chọn sản phẩm có thông số RPM càng nhỏ càng tốt, giúp hạn chế tiếng ồn tối đa.

+ Quạt công nghiệp: Mục đích chính của loại quạt này là lưu thông gió và tản nhiệt nên người mua cần chọn RPM lớn để tăng tốc độ quay của cánh.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời RPM là gì và nắm rõ các thông tin cơ bản liên quan đến chỉ số quan trọng này. Sau đây, Điện Máy Chợ Lớn gửi đến bạn thông tin một số sản phẩm quạt công nghiệp siêu bền, siêu chất lượng được rất nhiều khách hàng đánh giá tốt:

+ Quạt sàn công nghiệp Sowun có công suất 135W, 3 chế độ làm mát, motor đồng bền bỉ, giá bán tham khảo 1.399.000 VNĐ.

+ Quạt sàn công nghiệp Benny trang bị 3 tốc độ gió, hệ thống bảo vệ quá nhiệt, công suất 120W, giá tham khảo 1.690.000 VNĐ.

+ Quạt đứng công nghiệp AC lắp đặt DC Inverter tiết kiệm điện, 6 mức gió linh hoạt, điều khiển nút quay dễ dùng, giá bán tham khảo 2.290.000 VNĐ.